Ông Lê Thành Nam – Giám đốc Cty VIETA Solutions Việt Nam (thuộc ETA Semiconductor) cho hay, tại doanh nghiệp này, lương của kỹ sư thiết kế chip có 1 năm kinh nghiệm khoảng 1.000 USD/tháng. Việc có ngày càng nhiều cơ sở giáo dục đào tạo về ngành bán dẫn cũng đã mở ra cơ hội bổ sung thêm nguồn lực lao động cho các công ty thiết kế chip Việt Nam.
Chia sẻ về cách trở thành một kỹ sư thiết kế chip, theo ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch hội đồng trường ĐH FPT, bên cạnh các khóa học dài hạn ở các trường đại học, những người quan tâm tới cơ hội việc làm ngành bán dẫn có thể tiếp cận các khóa dạy nghề. Các khóa học thiết kế chip của FPT Jetking đang cung cấp cơ hội tham gia vào ngành bán dẫn theo hướng đó.
Đánh giá về mức thu nhập người làm thiết kế chip, các chuyên gia đều cho rằng, vẫn còn khoảng cách khá xa giữa Việt Nam và Mỹ. Tuy vậy, thiết kế chip đang là ngành có thu nhập cao tại Việt Nam nếu so với mặt bằng chung.
Theo ông Võ Xuân Hoài – Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, việc mức lương người làm chip ở Việt Nam thấp hơn tại Mỹ có thể xem là một cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ, tập đoàn bán dẫn nước ngoài đến Việt Nam thuê nhân công, đặt văn phòng đại diện, nhà máy.
Việt Nam có mối quan hệ tốt với những nhà sản xuất chip hàng đầu hiện nay như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Trong đó, Đài Loan đang có nhu cầu chuyển dịch, đa dạng hóa chuỗi cung ứng bán dẫn. Vị trí địa lý cùng tiềm năng về nguồn lực trí tuệ của người Việt cũng mang đến những cơ hội cho Việt Nam.
“Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp bán dẫn thông qua Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia để tìm kiếm cơ hội đầu tư”, ông Võ Xuân Hoài cho hay.
Chia sẻ tại tọa đàm thiết kế chip, ông Lê Hải Anh – Giám đốc Dolphin Technology Vietnam Center cho biết, các doanh nghiệp bán dẫn nước ngoài sẽ nhìn vào chi phí và cơ hội khi quyết định có đầu tư vào Việt Nam hay không.
“Bên cạnh những cơ hội đầu tư hấp dẫn, một lợi thế của Việt Nam là có lượng lớn kỹ sư người Việt đang làm trong mảng thiết kế chip tại Mỹ, Hàn Quốc, Singapore. Chính họ sẽ góp phần giúp các tập đoàn bán dẫn toàn cầu nhìn thấy chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, qua đó gián tiếp tác động đến nhu cầu mở văn phòng, doanh nghiệp”, ông Lê Hải Anh chia sẻ.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Võ Hoài Xuân, ngành bán dẫn nếu muốn phát triển cần số tiền đầu tư khổng lồ. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn từ Nhà nước, đây là một thách thức với Việt Nam.
Ngành công nghiệp bán dẫn cũng cần tới những chính sách chưa từng có tiền lệ. Đây là giai đoạn quan trọng để hoàn thiện thể chế nhằm phát triển ngành bán dẫn. Song song đó, Việt Nam cần chuẩn bị cả về hạ tầng lẫn nguồn lực con người để sẵn sàng tham gia vào ngành công nghiệp này.
Cũng theo lãnh đạo của ĐH Bách khoa Hà Nội, giải trình với nhà trường, đơn vị cung cấp cho biết chưa nhận được phản ánh trực tiếp nào của sinh viên liên quan đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, cũng chưa có ca ngộ độc thức ăn nào được ghi nhận trong thời gian qua.
Dẫu vậy ngay sau những phản ánh, ĐH Bách khoa Hà Nội lập tức dừng hợp đồng với Công ty CP dịch vụ đầu tư thương mại Bách khoa. Trong thời gian chờ thẩm duyệt đơn vị cung cấp suất ăn mới, nhà ăn A15 được yêu cầu tạm dừng hoạt động.
Khoảng 500 sinh viên đang học giáo dục quốc phòng và an ninh được chuyển sang nhà ăn dành cho cán bộ, giảng viên của trường.
Hiện nay, ĐH Bách khoa Hà Nội có hai nhà ăn, gồm nhà ăn A15 phục vụ sinh viên và nhà ăn dành cho cán bộ, giảng viên. Cả hai đều do các đơn vị cung cấp dịch vụ bên ngoài trường đấu thầu. Theo lãnh đạo ĐH Bách khoa Hà Nội, trong hợp đồng với các đơn vị này đều có những điều khoản, quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong nguyên liệu, khâu chế biến...
Trước đó, như VietNamNetđã đưa tin, theo phản ánh, các tân sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm canh thừa trong thời gian học giáo dục quốc phòng an ninh. Không những vậy, một số sinh viên cho biết nhiều lần đã phát hiện ra dị vật như gián trong thức ăn.
Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, Ban giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội lên tiếng trực tiếp chịu trách nhiệm, gửi lời xin lỗi và khẳng định sẽ công khai, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân liên quan đảm bảo quyền lợi của người học.
“Đây là một sự việc đáng tiếc xảy ra, ĐH Bách khoa Hà Nội xin được gửi lời xin lỗi và mong muốn nhận được sự cảm thông, chia sẻ của các bậc phụ huynh, các em sinh viên. Nhà trường mong muốn luôn nhận được các ý kiến đóng góp của xã hội, người học để các hoạt động của Nhà trường ngày một tốt hơn”, đại diện nhà trường cho biết.
Thời Vũ
Liên quan đến vụ việc, cơ quan chức năng đã tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng với bà Cao Thị Hòe để làm rõ trách nhiệm quản lý. Đồng thời yêu cầu 16 trường mầm non của huyện Thuận Thành tạm dừng việc nhập thực phẩm của công ty TNHH đầu tư tài chính Hương Thành, phường Đại Phúc.
Ban Tuyên giáo Bắc Ninh dẫn lời của GS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết tỷ lệ 11,9% dương tính ELISA của các cháu học sinh mầm non tại Thuận Thành chỉ xấp xỉ bằng mức nhiễm bình quân chung là 12% của 55 tỉnh, thành đã tiến hành xét nghiệm kháng thể.
Còn trong báo cáo của Sở Y tế Bắc Ninh gửi công an tỉnh có nêu hiện tại chưa có nghiên cứu nào đánh giá tỷ lệ nhiễm sán trên địa bàn huyện Thuận Thành cũng như tỉnh Bắc Ninh. Sở này dẫn tài liệu Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm của Cục Y tế dự phòng năm 2009 cho hay: Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả vùng miền, các tỉnh thành, với tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,5-12%.
Tại buổi họp báo chiều 19/3 ở Bắc Ninh, nhiều phóng viên cho rằng không thể vì không lưu lại mẫu thực phẩm mà rồi cho rằng không tìm ra nguyên nhân hay không có căn cứ để nguy cơ nhiễm sán từ bữa ăn trường học và rồi không có
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay quy định là phải lưu mẫu và không lưu lại được mẫu tức là đã vi phạm pháp luật.
“Không thể nói là không lưu lại mẫu thì giờ căn cứ vào đâu để xác định và không có cở sở để xử lý đâu. Chưa cần biết mẫu thực phẩm đó có nhiễm sán, có chất độc hay không, thì không lưu lại là đã phải bị xử lý. Không thể không lấy mẫu và không lưu lại được mẫu. Nếu có mẫu, kể cả ban đầu có sán nhưng nếu được nấu chín thì cũng không còn nguy cơ lây bệnh. Nhưng khi không lưu được mà kể cả có kết luận mẫu đó không nhiễm sán, vẫn là vi phạm quy trình.
Do đó, ông Phong nhấn mạnh các cơ sở nào vi phạm các quy định không chỉ riêng về lấy mẫu, mà về nguồn gốc cung cấp thực phẩm, về vệ sinh cơ sở, dụng cụ, trang thiết bị, người chế biến thực phẩm đều phải bị xử lý.
Trước đó, ngày 15/3, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh cũng đã có báo cáo gửi lãnh đạo UBND tỉnh và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), về kết quả kiểm nghiệm thực phẩm tại Trường Mầm non Thanh Khương.
Theo kết quả kiểm tra, truy suất nguồn gốc thịt lợn tại Công ty TNHH đầu tư tài chính Hương Thành ngày 14/2 và 20/2 cho thấy, thịt lợn được lấy từ hai cơ sở: hộ kinh doanh Hoàng Thị Hải (thôn Văn Quan, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) và hộ kinh doanh Trần Văn Đát (Khu Đồng Tháp Vàng, thôn Chân Tảo, xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội). Cả hai cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Kết quả truy suất nguồn gốc tại hộ kinh doanh bà Hoàng Thị Hải trong hai ngày 14/2 và 20/2, số thịt lợn được mua từ hộ kinh doanh Phạm Thị Hạnh (thôn Tư Thế, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thịt lợn tươi.
Đối với hộ kinh doanh Trần Văn Đát, Ban quản lí An toàn thực phẩm tỉnh đã có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Nội, Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Hà Nội tiếp tục điều tra, truy suất nguồn gốc theo quy định.
Cũng theo Ban quản lí An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh, ngày 6/3, đơn vị này đã tiến hành lấy mẫu thịt gà ngày 5/3 của Trường Mầm non Thanh Khương đã được Công an huyện Thuận Thành niêm phong. Các mẫu thực phẩm được đưa tới Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành kiểm nghiệm theo đúng quy định.
Căn cứ kết quả kiểm nghiệm mẫu 'thịt gà thái miếng' và mẫu 'xương gà' của Viện Kiểm nghiệm ATTP Quốc gia ngày 15/3, cho thấy kết quả của hai mẫu thực phẩm này đạt các tiêu chí về an toàn thực phẩm.
Ngày 22/2, trên Facebook xuất hiện clip được cho là Trường Mầm non Thanh Khương cho học sinh ăn thịt lợn có nghi mắc bệnh sán gạo. Ngày 5/3, một số phụ huynh tiếp tục ra trường, kiểm tra thức ăn của trẻ và phát trực tiếp trên Facebook nội dung trường sử dụng thịt gà đông lạnh không đảm bảo an toàn để chế biến cho trẻ. Phòng GD-ĐT huyện Thuận Thành đã mời công an vào kiểm tra, thu giữ hơn 10 kg thịt gà ấp ông của công ty Hương Thành và làm thủ tục gửi giám định.
Cho đến ngày 6/3, nhiều phụ huynh cho con nghỉ học, toàn trường chỉ có 111/568 trẻ đến lớp.
Từ ngày 15/3 đến 17/3, có 1.756 trẻ tại Trường Mầm non Thanh Khương và một số xã khác trên địa bàn huyện được gia đình đưa đi xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương. Tính đến 7h ngày 18/3, có 186 trẻ trong số 1.557 cháu có kết quả xét nghiệm dương tính. Tỉnh Bắc Ninh cho biết sẽ hỗ trợ kinh phí xét nghiệm sán lợn cho trẻ ở 16 trường mầm non.
Song Nguyên
Bệnh sán lợn khá phổ biến ở Việt Nam. Bạn biết gì về căn bệnh này?
" alt=""/>Học sinh nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Không còn mẫu thịt nổi hạch ở trường học để điều tra